Giải câu đố đấu giá sóng 900 MHz

Cuối cùng cuộc đấu giá tần số sóng 900 MHc cũng kết thúc sau 12 giờ đêm của ngày 18 bắt đầu bước vào sáng ngày 19 tháng 12 năm 2015. Kết quả đấu giá vượt quá mong đợi cả về giá trúng thầu và nhà thầu . Có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc xảy ra trong cuộc đấu giá.  Lo ngại cũng như sau khi kết thúc cuộc đấu giá. Cũng như thắc mắc sau khi kết thúc đấu giá rằng cả bố trường hợp sẽ có tương lai như thế nào. Chúng ta hãy thử tìm một lời giải thích cho thắc mắc trên dưới đây :  

 

1.Tại sao các nhà khai thác đã có băng tần số khác vẫn còn tham dự đấu giá tần số sóng 900MHz ?

Hiện tại và tương lai dịch vụ chính trên điện thoại di động là dịch vụ Broad Band qua điện thoại (Khác với xưa chỉ nhấn mạnh cuộc gọi và nhận điện). Tốc độ của dịch vụ được dựa trên số lượng sóng sử dụng. Hơn nữa hiện nay công nghệ có thể đưa các băng tần số kết hợp dịch vụ liền mạch. Cho nên sẽ thấy các nhà khai thác tham dự tất cả các cuộc đấu giá băng tần số để cạnh tranh đi đầu về dịch vụ.  

 

2.Tại sao giá thành tần số sóng 900 MHz lại đắt hơn tần số sóng 1800 MHz ?

Tần số sóng 900 MHz có chức năng đi xa hơn tần số 1800 MHz. Dựng 1 cột ăng-ten có thể bao trùm diện tích tương đương với khoảng 3 cột ăng- ten của tần số 1800 MHz. Làm cho chi phí của việc mở rộng mạng thấp hơn trong khu vực dịch vụ có cùng kích thước. Giá trung bình của tần số sóng 900 MHz trên toàn thế giới cao hơn tần số 1800 MHz gấp khoảng 2 lần.

               

3.Tại sao giá sóng loạt đầu lại rẻ hơn so với sóng loạt thứ hai, trong khi là tần số sóng 900 MHz như nhau ?

Loạt sóng đầu là thanh tiếp giáp với băng tần số 850 MHz mà mạng DTAC đang mở dịch vụ dtac 3G, làm xảy ra vấn đề sóng nhiễu với nhau trước đây. Nên có sự phân chia sóng ở khoảng 3.5 MHz để tạo khu vực vùng đệm hay guard brand (guard band) dẫn đến tần số sóng 900 MHz để sử dụng chỉ còn 17.5 MHz. Nhưng trong phiên đấu giá lần này NBTC giảm kích thước guard band xuống còn 2.5 MHz, kết hợp với sóng đã hết nhượng bộ và có thể tăng lượng sóng trong đấu giá là 20 MHz. Về mặt kỹ thuật, người chiến thắng khoản đấu giá này phải đầu tư lắp đặt thiết bị xử lý sóng gây nhiễu, chi phí bổ sung này có thể cao đến 3.000 triệu baht. Trong khi đó loạt sóng thứ 2 không gặp phải vấn đề này nên không có chi phí bổ sung. Thông tin này có thể giải thích được rằng tại sao mạng AIS (Nhà thua cuộc đấu giá loạt thứ hai) lại không thể thắng cuộc đấu giá tần số sóng trong khi giá thầu cao hơn JAZZ (Nhà thắng cuộc đấu giá loạt thứ nhất) bởi vì nếu muốn quay lại thắng loạt sóng đầu mạng AIS phải chuẩn bị vốn để lắp đặt thiết bị xử lý sóng gây nhiễu gần nghìn triệu bạt, nên chấp nhận ngừng giá thầu ở loạt sóng thứ 2.

4.Giá thắng thầu lần này đã cao nhất trên thế giới hay chưa ?

Giá thắng thầu lần này vượt quá mong đợi của các bên, nên có thắc mắc rằng là giá cao hơn các nước khác hay không. Từ nghiên cứu của ITU để ước tính giá trị băng tần 900 MHz trong cuộc đấu giá lần này nhận thấy : Khi thực hiện thu thập kết quả cuộc đấu giá ở các nước khác nhau (Có thể không đầy đủ tất cả các nước, nên không thể xác minh kỷ lục thế giới), giá đấu thầu tần số 900 MHz trả giá cao nhất trước đây là cuộc đấu giá tại Hồng Kông vào năm 2011, có giá sóng trung bình mỗi đơn vị khoảng 64 bạt trên MHz trên người dân, còn giá thắng đấu thầu của Thái Lan ở mức khoảng 57 bạt trên MHz trên người dân. Thấy rằng giá của Thái Lan vẫn thấp hơn nhưng đây là sự so sánh dựa trên số liệu. Nếu điều chỉnh giá trị thực của tiền theo nguyên tắc sức mua ngang bằng (Purchasing power parity) giá sóng trung bình của Hồng Kông chỉ khoảng 51 bạt trên MHz trên người dân. Thấy rằng giá của Thái Lan cao hơn mặc dù thị trường viễn thông của Hồng Kông có tỉ lệ lợi tức đầu tư cao hơn rất nhiều so với Thái Lan.

 

5.Số lượng vòng đấu giá lần này nhiều nhất thế giới hay chưa ?

Cuộc đấu giá lần này có hơn 198 vòng chào giá, lâu hơn cuộc đấu giá số sóng 1800 MHz vừa qua, làm cho nhiều người thắc mắc rằng là cuộc đấu giá Marathon nhất trên thế giới hay chưa. Thực tế chúng ta thấy rằng việc đấu giá 100 vòng là việc bình thường trong đấu giá tần số sóng tại nước ngoài, trong năm 2008 Canada có cuộc đấu giá sóng kéo dài tới 2 tháng, kết thúc tại 331 vòng. Tuy nhiên, nói chung, đấu giá phổ tần ở nước ngoài không đem nhà thầu tham dự ẩn náu giống như chúng ta.

 

6.Tại sao giá chiến thắng đấu thầu lại cao ?

Giá chiến thắng đấu thầu cao cũng phản ánh nhu cầu chiến thắng cao. Yếu tố góp phần vào nhu cầu cao này có nhiều yếu tố bao gồm: Yếu tố kỹ thuật, tần số 900 MHz tiết kiệm ngân sách mở rộng mạng lưới và quan trọng đất nước Thái Lan số băng tần còn lại cung cấp dịch vụ điện thoại di động chỉ có 20 MHz, chỉ đem ra đấu giá lần này, không còn lượng sóng nữa. Trong khi ở nhiều nước cho dù là Ấn Độ hay Đức có số lần đấu giá băng tần số  này nhiều hơn Thái Lan. Khi trở thành hàng hóa khan hiếm và nhu cầu cao nên không đáng ngạc nhiên rằng giá sẽ cao theo.

Yếu tố thị phần: Các nhà cung cấp mới ra đời trong thị trường di động và một số nhà cung cấp cũ cần thiết phải có tần số sóng đã từng nắm giữ dưới sự nhượng quyền cũ, không để chất lượng dịch vụ hạ xuống. Trong khi một số cần tần số sóng để giảm bớt nguy cơ chấm dứt nhượng quyền thương mại trong tương lai. Quan trọng hơn, một số muốn cạnh tranh giành thị phần bằng cách tăng số lượng sóng nắm giữ. Điều đó cũng như việc chiếm đoạt sóng từ tay của đối thủ cạnh tranh, có thể dẫn đến một số đối thủ cạnh tranh phải rời thị trường trong tương lai.

Yếu tố phân chia phương thức trả góp: Trong đấu giá tần số sóng khác NBTC quy định cho người chiến thắng thanh toán đợt đầu 50% của giá chiến thắng và các đợt thứ hai và thứ ba là 25%, càng đấu giá với mức giá cao hơn, càng phải thanh toán đợt đầu nhiều hơn.  Nhưng trong cuộc đấu giá này NBTC. quy định thanh toán đợt đầu tiên khoảng 8.000 triệu baht và các đợt thứ hai và thứ ba khoảng 4.000, tất cả phần còn lại thanh toán trong đợt thứ tư. Làm cho giá đấu thầu tiếp tục gia tăng, không ảnh hưởng đến gánh nặng tài chính trong ba đợt đầu. Việc chia đợt thanh toán như vậy, nếu có thể đem sóng thắng đấu giá tạo lợi nhuận trong bốn năm đầu tiên, sau đó đem thu nhập có được thanh toán đợt cuối cùng sẽ không phải thêm gánh nặng nợ và lãi trong thời gian ngắn.

 

7.Người thắng đấu giá sẽ không trả nợ được không nếu doanh nghiệp không thành

công ?

 Từ việc phân chia đợt thanh toán nói trên thấy rằng : Người thắng đấu giá phải thanh toán trong từng đợt với tỉ lệ khoảng 10 : 5 : 5 : 80 nghĩa là thanh toán đợt cuối cùng gần 80 % của giá thắng đấu thầu. Nên nghi ngờ rằng nếu doanh nghiệp không thể tồn tại, có thể không giữ lời hứa về món nợ khổng lồ này. Thực tế NBTC. quy định thanh toán đợt đầu tiên khoảng 8,000 triệu bạt, nhưng phải có giấy tờ thế chấp từ một tổ chức tài chính đối với số dư trong các đợt còn lại trong cùng một lúc. Vì thế nếu không thanh toán trong đợt nào đó NBTC. có thể thực hiện theo pháp luật để tịch thu tài sản thế chấp đã được trao từ đầu.

8. Giá thầu thắng cuộc cao có thể làm cho dịch vụ 4G đắt hơn hay không ?

Việc đấu giá tần số sóng giống như việc có quyền thuê sử dụng tần số. Cũng như thuê cây xăng đắt thế nào thì chúng ta cũng phải bán xăng với giá lít không cao hơn giá của cây xăng đối thủ, nếu không sẽ không có ai đổ xăng từ cây xăng của mình, vì thế đẩy mạnh gánh nặng tiền thuê là việc khó. Trong khi đó nhóm AIS và DTAC không thắng đợt đấu giá này nhưng vẫn có dịch vụ 4G, nếu người thắng đấu giá hi vọng chiếm thị phần cũng không thể bán đắt hơn 4G hiện tại chắc chắn.
 

9. Vậy cái gì có thể ảnh hưởng người tiêu dùng ?

NBTC. đã quy định điều kiện đối với phí dịch vụ trung bình thấp hơn phí dịch vụ trung bình hiện nay. Nhưng có thể rằng nếu nhà thầu nhấn mạnh duy trì lợi nhuận., sẽ thấy rằng việc giảm phí dịch vụ được giảm dần từng chút một và nếu nhà thầu thâm hụt ngân sách trong việc mở rộng mạng lưới sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ bao phủ của khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, NBTC có nhiệm vụ giám sát các tác động có thể xảy ra trong tất cả lĩnh vực và nếu cần thiết, có thể yêu cầu thêm các biện pháp để bảo vệ lợi ích của cộng đồng.
 
 
 

10. Cạnh tranh trong tương lai trên thị trường di động, sau đấu giá của các cá nhân sẽ như thế nào.

Đối với mạng AIS VÀ DTAC mặc dù không trúng đấu giá nhưng mức giá nhấn mạnh trả trong đấu giá của cả hai không thấp hơn 70.000 triệu baht, phản ánh rằng cả hai nhà mạng đấu hết mình và thậm chí đã không gửi một tín hiệu để rút khỏi thị trường di động tại Thái Lan. Mỗi nhà mạng vẫn có băng tần số sóng riêng để cung cấp dịch vụ. Hiện nay, hai nhà mạng không thuộc bất kỳ tình huống khẩn cấp nào, mà chỉ xây dựng một chiến lược để duy trì chất lượng dịch vụ và đạt được thị phần. Đối với nhà mạng TRUE việc quyết tâm thực sự để chiến thắng cả hai cuộc đấu giá tần số sóng 900 và 1800 MHz, chứng minh tới nhu cầu muốn trở thành số 1 của thị trường di động tại Thái Lan.Việc sở hữu nhiều tần số sóng với số lượng lớn để là điều tốt đối với chất lượng dịch vụ và độ bao phủ của khu vực dịch vụ.

Mạng mới trong thị trường điện thoại di động là mạng JAZZ, trước đây cũng đã cung cấp dịch vụ băng thông rộng dây và dịch vụ Wi-Fi . Tăng thêm dịch vụ băng thông rộng thông qua di động có thể giúp phục vụ khách hàng Broadbrand toàn diện hơn. Mặc dầu giá sóng JAZZ  được coi là quá cao đối với trường hợp mới có lợi nhuận bởi và là mức giá của nhà mạng cũ mạng lớn. Nhưng cũng dự đoán rằng JAZZ đã tìm đối tác kinh doanh với các mạng di động hiện có mà không giành chiến thắng cuộc đấu giá này, để giảm chi phí khác khi vào thị trường di động. Vì vậy, phải dõi theo xem mạng di động chiếm tần số thấp hơn các mạng khác sẽ có cơ hội là đối tác hưởng lợi nhiều nhất hay không.

Việc có nhà cung cấp dịch vụ mới ra đời sẽ thúc đẩy cạnh tranh vì khách hàng một lần nữa,  khi sự cạnh tranh trong thị trường của ba nhà mạng lớn trong tình trạng lấp đầy trong nhiều năm.

11. Việc đấu giá lần này giúp NBTC có nguồn thu khổng lồ ?

NBTC có nhiệm vụ trong việc phân bổ tần số sóng bằng phương thức đấu giá, nhưng tổng doanh thu từ cuộc đấu giá sau khi trừ chi phí trong tổ chức đấu giá phải nộp vào doanh thu đất nước chứ không phải lợi nhuận của NBTC dù chỉ một bạt. Việc sử dụng số tiền trên là thẩm quyền của chính phủ, mà có thể sử dụng không hạn chế trong tất cả các nhiệm vụ. Tuy nhiên,  ngành công nghiệp viễn thông muốn chính phủ phải phân bổ một số vốn để phát triển kinh tế truyền hình kỹ thuật số. Điều này sẽ khuyến khích thị trường điện thoại di động và các ngành liên quan tiếp tục phát triển. Phần NBTC không chỉ hoàn thành việc đấu giá mà còn có nhiệm vụ sau đấu giá từ việc cấp giấy phép, giám sát theo dõi doanh nghiệp, quan trọng hơn là bảo vệ người tiêu dùng nhận được sự công bằng. Nếu xảy ra tình huống sau đấu giá rằng việc đấu giá đã dẫn đến độc quyền trong thị trường cung cấp dịch vụ điện thoại di động bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp, NBTC. cần có những biện pháp để đối phó vấn đề  việc độc quyền từ nhà quyền lực trên thị trường đó.

được tạo bởi  -   (24/05/2017 10:40:12 CH)

Download

Page views: 4055